15 mẹo hay cho người mới dùng Android

Các mẹo dưới đây giúp bạn kiểm soát chiếc smartphone Android của mình dễ dàng hơn.

Nếu là lần đầu dùng điện thoại Android, bạn nên đăng nhập bằng tài khoản Google (giống với tài khoản để đăng nhập Gmail). Khi đồng bộ điện thoại với tài khoản Gmail, mọi thứ như lịch sử trình duyệt, lịch, email… sẽ sẵn sàng cho bạn.

Bạn cũng nên cho phép sao lưu lại dữ liệu điện thoại trên Google Account. Bằng cách này, khi không may bị mất điện thoại, bạn có thể nhanh chóng khôi phục lại cài đặt của mình.

Mỗi khi tải ứng dụng mới từ Google Play, bạn nên đặt chế độ tự động cập nhật Allow automatic updating. Cách này giúp ứng dụng tự động cập nhật phiên bản mới mà không cần xin phép.

Google Maps cho phép lưu trữ bản đồ ngoại tuyến. Khi có kết nối Wi-Fi, bạn mở Google Maps, chọn địa điểm muốn lưu rồi chạm vào biểu tượng 3 chấm tròn ở góc dưới bên phải màn hình rồi chọn “Make available offline”.

Trong phần Settings (cài đặt), bạn có thể đồng bộ điện thoại Android với các mạng và dịch vụ phổ biến như Facebook. Càng nhiều ứng dụng thêm vào, bạn càng dễ dàng chia sẻ các thứ như ảnh hơn.

Bằng cách trên, hình ảnh được chia sẻ dễ dàng mà không phải khởi chạy ứng dụng. Càng nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại, danh sách lựa chọn sẽ càng dài ra.

Widget là những ứng dụng xuất hiện trên màn hình chủ và cung cấp thông tin thời gian thực như tin tức hay thời tiết. Bạn có thể chạm và kéo chúng ra màn hình từ thanh công cụ Widgets.

Mọi điện thoại Android đều có thanh widget cho phép bạn kiểm soát Wi-Fi, độ sáng màn hình và các chức năng cơ bản ngay từ màn hình chủ.

Trong mục cài đặt Bảo mật, bạn có thể cho phép điện thoại cài đặt ứng dụng từ các nguồn vô danh như trên website hay kho ứng dụng thay thế Google Play, chẳng hạn Amazon. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận vì điều này đồng nghĩa thiết bị sẽ dễ bị nhiễm độc hơn.

Nền tảng Android mới nhất mang tới trợ lí ảo Google Now. Nó hoạt động như một công cụ tìm kiếm, song cũng có thể nhắc nhở bạn về các cuộc hẹn, chỉ đường và tra tỉ số trận đấu.

Android giúp bạn quản lí nhiều ứng dụng một lúc dễ dàng. Chạm vào phím đa nhiệm trên điện thoại cho phép bạn luân chuyển giữa các ứng dụng đang mở.

Nếu vuốt ngón tay theo chiều dọc màn hình từ đỉnh máy, trung tâm thông tin (notifications) sẽ mở ra, cho bạn biết tin nhắn, bài đăng Facebook hay Twitter mới…

Nếu muốn xóa ứng dụng ngay từ màn hình chủ, chỉ cần chạm, giữ rồi kéo vào nút “Remove” phía trên màn hình.

Bạn có thể lưu ứng dụng trong các thư mục (folder) bằng cách chạm, giữ và kéo chúng đè lên thư mục.

Bạn cũng có thể thêm đường dẫn tắt (shortcut) vào danh bạ từ ứng dụng People trên điện thoại.

Theo ICT News

Việt Nam: Chống trộm cho xe ôtô bằng điện thoại di động

Một chiếc điện thoại có GPRS. Một bộ thu và phát tín hiệu định vị nhỏ gọn. Rất đơn giản, nhưng nó sẽ khiến những tên muốn trộm xe của bạn “phát khóc”.

 

 

Lí do nên lắp hệ thống chống trộm cho xe

 

Vụ trộm xe hơi được ghi nhận xảy ra lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1896 do một nhóm thanh niên lêu lổng nhằm vào một chiếc xe chạy bằng khí nén sau khi chiếc xe này xuất hiện lần đầu trước công chúng.

 

Tính từ đó đến nay, xe hơi đã trở thành mục tiêu ăn trộm quen thuộc của những tên lưu manh vì chúng có giá trị cao, ăn cắp rồi bán lại cho người khác và thậm chí một hệ thống tiêu thụ xe ăn cắp đã được xây dựng ở rất nhiều nơi trên thế giới.

current-news-thief

Ở Việt Nam, ngoài các hệ thống chống trộm xe hơi dùng cảm biến và còi, cũng đã xuất hiện những hệ thống chống trộm hiện đại kết hợp định vị vệ tinh và sóng điện thoại. VT6 là một trong những hệ thống như thế.

 

VT6 là gì?

 

VT 6 là một hệ thống chống trộm thông minh nhưng lại rất đơn giản. Nó gồm một bộ thu và phát tín hiệu định vị nhỏ gọn gần bằng chiếc hộp danh thiếp. Trên thiết bị đó có lắp một chiếc sim di động của một mạng di động bất kỳ tại Việt Nam. Nhà cung cấp khuyến cáo khách hàng nên dùng sim của hãng di động có tầm phủ sóng rộng, và khách hàng nên đăng ký tài khoản trả sau để hệ thống làm việc được liên tục mà không phụ thuộc vào tình trạng tải khoản của sim.

 

Thiết bị thứ 2 chính là chiếc điện thoại của bạn có kết nối GPRS hoặc tốt hơn là điện thoại có tính năng GPS và được cài đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh. Nhiều loại điện thoại di động thế hệ mới đều được trang bị khả năng này.

Điện thoại có kết nối Internet nhanh và hiển thị được bản đồ số và đặc biệt là có sử dụng hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh thì khả năng tìm được xe bị đánh cắp càng nhanh.

 

Khi hệ thống được lắp đặt hoàn chỉnh, chiếc xe và máy điện thoại của bạn sẽ được kết nối với nhau thông qua sóng di động. Chính vì vậy khả năng tương tác là rất lớn, và cứ ở đâu có sóng di động là bạn có thể tương tác được với chiếc xe của mình. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng một chiếc máy vi tính, bạn sẽ được cung cấp một phần mềm giám sát. Sau khi kết nối Internet, bạn có thể theo dõi toàn bộ lộ trình hiện tại của chiếc xe cũng như trước đó. Với phần mềm giám sát trên máy tính, bạn có thể tìm được chính xác vị trí chiếc xe bằng bản đồ số hoặc ảnh chụp vị trí đó từ Google map, Google Earth.

 

Cách lắp đặt thế nào?

 

Thiết bị thu phát sóng báo động sẽ được lắp ở vị trí bí mật trên xe, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ nhân. Trên các loại xe máy đắt tiền, thiết bị thu có thể đặt trong hộc chứa bình xăng, trong cốp, phía dưới bảng đồng hồ… Còn trên ô tô thì vị trí vô cùng đa dạng, có thể bên trong các cánh cửa, bên trong ghế, phía dưới bảng táp-lô, phía trong ốp trần xe… Với hệ thống dây điện được thiết kế chống can thiệp và việc bố trí bí mật của thiết bị, kẻ gian dù am hiểu kỹ thuật cũng phải mất nhiều thời gian trước khi phát hiện ra thiết bị, đủ để chủ xe tìm ra vị trí của xe và tiếp cận trước khi quá muộn.

 

Hệ thống hoạt động ra sao?

 

Ngay khi ổ khóa xe bị mở (cho dù bằng chính chìa khóa xe hay vam phá khóa) hoặc đơn giản là xe bị di chuyển vị trí, chiếc điện thoại nhận được tín hiệu báo động. Như vậy để tránh tình huống bị hệ thống “hiểu lầm”, chủ xe cần một thao tác đơn giản trước khi mở khóa điện là nháy điện thoại vào hệ thống để nó nhận biết thông tin rằng bạn chuẩn bị dùng xe.

image002

Trong quá trình xe bị người lạ phóng đi, hệ thống sẽ liên tục gọi và nhắn tin về điện thoại, cung cấp tọa độ (kinh độ và vĩ độ đối với các dòng điện thoại phổ thông và vị trí chính xác trên nền bản đồ số đối với các dòng điện thoại trung và cao cấp) cùng tốc độ đang di chuyển của xe. Bạn hãy nhanh chóng gửi một tin nhắn với câu lệnh đã được thiết lập trước đó để hệ thống tắt động cơ xe. Nếu điện thoại có tính năng GPS hoặc trên màn hình máy tính, bạn có thể quan sát trên bản đồ kỹ thuật số để biết vị trí của chiếc xe đang đứng, tên đường phố, chính xác đến từng mét.

 

Lúc này, công việc cuối cùng của bạn là đi theo chỉ dẫn của bản đồ kỹ thuật số đến chỗ xe đang đứng. Đương nhiên là trong trường hợp địa hình quá phức tạp (như có nhiều ngõ ngách) và bạn cảm thấy khó khăn, hoặc đơn giản là xe bị giấu trong nhà dân nào đó mà bạn không có quyền lục soát, thì ít ra thông tin mà thiết bị cung cấp cũng giúp các cơ quan chức năng khoanh vùng để tìm kiếm một cách nhanh chóng và dễ dàng.

 

Chi phí thế nào?

 

Hiện đã có một số nhà cung cấp và tư vấn về thiết bị này tại Việt Nam với chi phí không quá cao. Ngoài chi phí mua thiết bị thu phát tín hiệu báo động cùng công lắp đặt với tổng cộng khoảng 240USD (tương đương 4.880.000VNĐ), người dùng phải trả thêm một khoản phí khoảng 30USD (tương đương hơn 600.000VNĐ) một năm cho nhà cung cấp dịch vụ.

 

Thế Đạt  (Theo PL&XH)

 

 

Chống trộm xe máy bằng điện thoại

Chỉ cần một tin nhắn là có thể xác định được vị trí chiếc xe của mình ở bất cứ nơi đâu.

Không những thế, nó còn có thể thực hiện hàng loạt thao tác quản lý xe theo ý muốn như: khóa, mở yên, tắt máy, khởi động xe từ xa mà không cần chìa khóa…

Những điều thú vị ấy đã được hiện thực hóa bằng ý tưởng “Định vị và quản lý xe máy thông qua điện thoại di động” của Đoàn Thiên Phúc (SV năm 4, ngành Công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM). Ý tưởng đã đoạt giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên năm 2010 do trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tổ chức.

Để làm được điều này, Phúc xây dựng hai phần mềm chạy trên điện thoại di động, một phần chạy trên hệ điều hành RIM cùng với thiết bị gắn vào xe máy là dòng điện thoại có hỗ trợ GPRS, EDGE hoặc 3G, nhưng chỉ cần sử dụng phần bo mạch điện tử bên trong, bỏ đi các thành phần không cần thiết như: camera, loa, bàn phím, vỏ… với giá hiện nay khoảng 200 ngàn đồng, bộ chống trộm 150 ngàn đồng, cộng thêm một vài linh kiện nữa tổng cộng khoảng 500 ngàn đồng. Điện thoại được trang bị một phần mềm chạy nền với sự hỗ trợ ngôn ngữ lập trình JavaScript và được cài phần mềm sử dụng bản đồ số Google Maps để liên lạc với chiếc xe của mình, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nhận và gửi tin nhắn theo cú pháp đã quy định trước như số điện thoại người gửi mật mã vị trí.

Phần còn lại chạy trên điện thoại di động của người dùng (viết trên nền J2ME) và xây dựng một server để quản lý xe máy, đồng thời thực hiện các chức năng như: Tìm xe trong bãi khi số lượng xe quá đông bằng cách nhắn tin để xe phát ra tiếng nhạc hoặc nhá đèn xi nhan, mở yên xe, tắt và đề máy xe từ xa mà không cần chìa khóa… ở bất cứ nơi đâu.

Khi thiết bị trong xe nhận được tin nhắn, phần mềm sẽ lọc và xử lý các yêu cầu được miêu tả trong tin nhắn để thực hiện các thao tác và nhắn tin trả lời cho người gửi. Chẳng hạn, khi thiết bị trong xe máy nhận được tin nhắn của chủ hỏi vị trí, ngay lập tức phần mềm sẽ load bản đồ Google Maps và cho người gửi biết vị trí của xe trên bản đồ, giúp chủ xe tìm được xe một cách nhanh nhất. Phần mềm trên điện thoại của người dùng còn có chức năng tìm đường đi ngắn nhất đến vị trí của xe nếu không may xe bị mất cắp.

Phúc chia sẻ: “Mình đã từng chứng kiến những vụ cướp xe một cách công khai giữa ban ngày. Tên cướp ngang nhiên cướp xe rồi chạy với tốc độ cao, lạng lách trên đường trước sự kêu la bất lực của khổ chủ nhưng cuối cùng chiếc xe không cánh mà bay. Trong trường hợp đó, nếu chiếc xe có gắn thiết bị điện thoại sử dụng phần mềm này thì chủ xe chỉ cần thực hiện một thao tác nhắn tin tắt máy xe. Khi xe chạy với tốc độ cao bỗng dưng bị tắt máy đột ngột thì trong xe sẽ phát ra những điệp khúc liên hồi do chủ xe đã mặc định sẵn bằng những hiệu lệnh như: xe đang bị cướp, nhờ mọi người bắt giữ kẻ cướp để giao cho công an, cộng với việc hú còi inh ỏi liên tục vang lên. Lúc đó tên cướp sẽ hoảng hồn và chỉ còn cách bỏ xe chạy lấy người”. Tính khả thi của phần mềm này là giá thành rất rẻ mà ai cũng có thể tiếp cận được.

Phúc cho biết: “Thông thường những chiếc xe máy đắt tiền hiện nay đều được chủ nhân trang bị các loại thiết bị chống trộm để quản lý xe có giá từ vài trăm ngàn đồng nhưng chỉ có thể điều khiển được xe trong khoảng cách hơn 100m thông qua một cái remote. Nếu sử dụng bộ định vị GPS thì giá khoảng 4 triệu đồng nhưng GPS thì không phải lúc nào cũng tìm được vệ tinh, chẳng hạn như những lúc đang ở trong nhà hoặc tầng hầm bãi giữ xe thì rất khó tìm được vị trí của xe”. Vì vậy, việc cho ra đời một thiết bị mới có giá khoảng 500 ngàn đồng nhưng lại có chức năng định vị và quản lý xe máy khắp nơi là sự lựa chọn tốt cho người dùng.

Theo Yahoo

Phá hai băng “liên kết” đụng xe, cướp tài sản

Ngày 5-1, Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vừa triệt phá hai băng nhóm chuyên sử dụng thủ đoạn dàn cảnh đụng xe, cướp tài sản người đi đường.

  • Cán bộ Công an Q.Thủ Đức lấy lời khai của Trịnh Văn Vũ Em – Ảnh: Hoàng Lộc

Băng nhóm thứ nhất do Đỗ Tâm Hiền (tự Hiền cá sấu, 49 tuổi, ngụ đường Tô Hiến Thành, P.13, Q.10) cầm đầu gồm Bùi Trọng Tấn (tự Tuấn “ho lao”, 35 tuổi, quê huyện Cần Đước, Long An) và Ngộ (bỏ trốn)

Băng nhóm thứ hai do Trịnh Văn Vũ Em (tự Vũ, 30 tuổi, quê huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) cầm đầu gồm Sa Hoàng Thiên Võ (31 tuổi, quê huyện Gò Quao, Kiên Giang), Lê Hoàng Anh (tự Hoàng, Bé, 23 tuổi, quê huyện Cần Giuộc, Long An), Trần Lê Khoa (tự Bảo, 29 tuổi, ngụ P.Tân Thới Nhất, Q.12), Lê Quang Phúc (tự Phúc già, 46 tuổi, ngụ P.9, Q.6) và Chiếng Thanh Sơn (tự Sơn lé, 31 tuổi, quê huyện Hớn Quản, Bình Phước).

Theo hồ sơ của Công an Q.Thủ Đức, từ tháng 4 đến tháng 7-2012 trên địa bàn quận liên tục xảy ra nhiều vụ cướp xe máy táo tợn trong đêm khuya. Ngày 22-7-2012, công an bắt quả tang Chiếng Thanh Sơn cùng 5 đối tượng đang thực hiện hành vi dàn cảnh đạp ngã anh Trần Tuấn Nguyệt (23 tuổi, ngụ Di Linh, Lâm Đồng) xuống đường cướp xe Nouvo.

Từ lời khai của Chiếng Thanh Sơn và quá trình xác minh ở nhiều quận huyện, khoanh vùng các vụ án, các trinh sát xác định có hai băng băng cướp do Đỗ Tâm Hiền và Trịnh Văn Vũ Em cầm đầu. Hai băng nhóm này lúc hoạt động độc lập, lúc nhập chung để đi cướp.

Rạng sáng 31-12-2012, Công an Thủ Đức bắt quả tang nhóm do Trịnh Văn Vũ Em cầm đầu và 6 người (có 2 đối tượng liên quan) đang rảo trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp) “ăn hàng”. Tại cơ quan điều tra, băng cướp khai nhận thực hiện tất cả 21 vụ trộm cướp tài sản ở địa bàn các quận giáp ranh như 9, 12, Bình Tân, Tân Phú, Gò Vấp, Tân Bình.

Qua đấu tranh với các đối tượng, tối 2-1, Công an Thủ Đức đồng loạt ra quân bắt quả tang Hiền “cá sấu” cùng Tuấn “ho lao” đang móc trộm bóp của ông L.M.S. (46 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) say ngủ trên xe máy khu vực quốc lộ 1 (P.Linh Trung) lấy 4 triệu đồng lúc 4g sáng. Tại cơ quan điều tra, Tuấn “ho lao” khai từ tháng 10-2012 đến tháng 1-2013 tham gia 3 vụ cướp, trộm tài sản. Hiền “cá sấu” khai từ tháng 5-2012 đến tháng 1-2013 thực hiện 9 vụ cướp, trộm tài sản.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, băng cướp do Hiền “cá sấu” và Trịnh Văn Vũ Em cầm đầu thường đi thành đoàn trong khoảng thời gian từ 21g đến 4g. “Mồi” để cướp thường là phụ nữ chạy xe một mình hoặc đàn ông say xỉn.

Phần lớn các đối tượng trong băng cướp từng có tiền án tiền sự về tội trộm cướp tài sản. Đặc biệt Hiền “cá sấu” là một “đàn chị” nổi tiếng về chăn dắt, môi giới gái mại dâm ở khu vực Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình). Tuấn “ho lao” có tiền án tiền sự về tội cướp giật tài sản và mới ra tù.

Công an Thủ Đức thu giữ tang vật gồm 7 xe máy, trong đó hai xe trả cho nạn nhân.

( Theo tuoitre.vn )

Cảnh sát giao thông bị cướp xe SH

Cảnh sát giao thông bị cướp xe SH
Sau giờ làm việc, một cảnh sát giao thông trở về nhà lúc rạng sáng đã bị một nhóm thanh niên dàn cảnh đánh nhau cướp mất chiếc xe SH.

Ngày 5/1, Công an quận 9 (TP HCM) điều tra truy bắt nhóm thanh niên gây ra vụ cướp xe SH trên Xa lộ Hà Nội (phường Phước Long B). Nạn nhân là anh Nguyễn Thái Sơn, cán bộ CSGT quận 2.
chong cuop xe SH

Hiện trường nơi xảy ra vụ cướp, Ảnh: N.V

Trước đó, rạng sáng 4/1, anh Sơn đi xe SH từ cơ quan về nhà tại phường Long Thạnh Mỹ (quận 9) sau một đêm tuần tra. Khi đến nhà số 616, đường Xa lộ Hà Nội, viên cảnh sát giao thông bất ngờ bị 3 tên đi 2 xe vượt lên ép xe.

Chưa kịp xoay trở, anh Sơn bị 3 tên này lao vào đánh tới tấp, cướp đi chiếc SH rồi phóng ngược chiều vào đường Đỗ Xuân Hợp tẩu thoát. Nạn nhân sau đó đến công an phường trình báo vụ việc.